Ô tô điện Hyundai Kona Electric 2024 cập bến Đông Nam Á
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe húc đổ lan can cứng, lao xuống mương nước cạnh đường.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.Bí quyết dưỡng da để có vẻ ngoài rạng rỡ của Anne Hathaway
Sáng nay 13.2, tại Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa trường và Báo Thanh Niên với nhiều nội dung về đào tạo và truyền thông.Cụ thể, Báo Thanh Niên và Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, sự kiện, nhân sự phục vụ sự nghiệp phát triển toàn diện và bền vững của cả hai bên.Nhà báo Hải Thành, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, cho biết: "Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn và báo Thanh Niên đã có sự gắn kết từ những năm đầu khi trường từ một trường cao đẳng thành trường đại học và đó cũng là những năm đầu tiên của chương trình Tư vấn mùa thi do báo Thanh Niên tổ chức. Tuy nhiên, hôm nay, chúng ta tiến tới ký kết thỏa thuận hợp tác chính thức nhằm khai thác tiềm năng về cơ sở vật chất, con người, kinh nghiệm của hai bên phục vụ cho sự phát triển trong công tác giáo dục, đào tạo, sự kiện, nhân sự...".Theo nhà báo Hải Thành, sự hợp tác này còn góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi bên, hướng nghiệp cho sinh viên, tăng cường lan tỏa hình ảnh của các bên phục vụ sự phát triển lâu dài, ổn định và bền vững của từng đơn vị.Cụ thể, sinh viên của trường sẽ được tạo điều kiện tham dự các chương trình hội thảo/tọa đàm/chuyên đề/sự kiện của Báo Thanh Niên để rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực tế, tham gia thực tập tại các phòng ban phù hợp của báo...Hiện trường ĐH Công nghệ Sài Gòn đang đào tạo 8 ngành với 19 chuyên ngành trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, xây dựng, quản trị kinh doanh, thiết kế… và trong năm 2025 sẽ tiếp tục mở thêm 11 ngành học mới, trong đó có lĩnh vực truyền thông đa phương tiện…PGS-TS Cao Hào Thi, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, nhận định: "Báo Thanh Niên là một cơ quan truyền thông uy tín. Chúng tôi tin tưởng và mong muốn sự hợp tác này sẽ phát huy được thế mạnh của hai bên để gia tăng giá trị cho người học, giúp các em có nhiều cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng và phát triển toàn diện".Phát biểu tại lễ ký kết, PGS-TS Hoàng Kim Anh, Phó hiệu trưởng, cũng cho rằng sự kiện ký kết này có ý nghĩa rất lớn với trường và với sinh viên. "Chúng tôi đặt niềm tin sự hợp tác lâu dài này sẽ góp phần đào tạo ra những sinh viên có đạo đức, có trình độ để các em có nhiều đóng góp cho xã hội", PGS-TS Kim Anh nhìn nhận.
Nhà thiết kế 9X và câu chuyện gìn giữ trang phục truyền thống
Làm người hướng dẫn, báo cáo viên, tập huấn cho nhiều nhà trường, thầy cô và các bậc phụ huynh "cách" chạm đến giáo dục hạnh phúc, lần nào PGS Trần Thị Lệ Thu cũng cố gắng đưa ra những ví dụ gần gũi, dễ hình dung, dễ cảm nhận và dễ làm theo nhất.Không "đao to búa lớn", cô Thu luôn nhắc và hướng dẫn tại chỗ để các thầy cô làm dịu cơn giận bằng cách tập trung vào hơi thở. "Việc hít thở không mất tiền, không ai đánh thuế", cô Thu nói và cho rằng trong lúc hít thở thật sâu ấy, giáo viên lắng nghe bản thân để nhận ra mong muốn, cảm xúc thật nhất của mình. Ẩn bên dưới sự tức giận là sự thương yêu, lo lắng về học sinh của mình chưa ngoan, chưa chăm, chưa giỏi… Vậy thì làm thế nào đừng để sự tức giận bùng lên lấn át cả yêu thương như thường thấy.Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh...Có lần đưa ra hình ảnh chú ngựa đang kéo một cỗ xe rất nặng, cô Lệ Thu ví chú ngựa đó là các bạn học sinh, người phải vác nhiều thứ trên đôi vai nhỏ bé: trách nhiệm học hành, tình bạn, tình yêu, sự kỳ vọng của gia đình… Đó là áp lực và cũng là những thách thức lớn mà mỗi học sinh phải gánh vác.Con ngựa thồ nặng nhọc ấy cũng chính là giáo viên hoặc các bậc phụ huynh với rất nhiều gánh nặng: làm thế nào để trở thành chỗ dựa vững chắc về vật chất cũng như tinh thần cho con cái; làm thế nào để con cái biết cách lắng nghe; làm thế nào để giúp con có kết quả học tập tốt...Nếu không có phương pháp phù hợp, không tìm ra được "tiếng nói chung", hai con ngựa ấy sẽ kéo cỗ xe về hai hướng khác nhau, và như vậy, kết quả sẽ khó lòng được như mong muốn.PGS Trần Thị Lệ Thu kể:"Tôi từng bắt gặp một cô giáo ôm tập bài kiểm tra của học sinh, gặp tôi trong hành lang mà nước mắt chảy dài. Cô nói rất thương học sinh, các em bị học hành quá tải, rồi bài kiểm tra nhiều… Nhưng thương cũng chẳng thể thay đổi được, vì muốn thi đỗ thì các em cần học tập và ôn luyện như thế.Chúng tôi sau đó trao đổi với nhau xung quanh việc làm thế nào để "áp lực của học sinh chuyển sang động lực". Vì chỉ khi là động lực thì học sinh mới dễ dàng "chịu tải".Lần gặp lại, cô kể với tôi, cô đã chia sẻ tâm tư và lo lắng này với học sinh. Nhìn thấy cô khóc, nhiều học sinh rất cảm động. Các em suy nghĩ và thấy cô đã thương mình thế thì mình phải cố gắng để không phụ lòng cô. Các em chủ động đề ra kế hoạch ôn tập. Nhiều học sinh gửi cho cô danh sách những vấn đề vướng mắc cần cô giúp đỡ. Cô trò cứ thế trao đổi, cùng làm việc với nhau và các em đã vượt qua áp lực thi cử nhẹ nhàng hơn…".Từ những câu chuyện thực tiễn ấy, khi đi "xây" hạnh phúc, cô Lệ Thu luôn nhắc giáo viên đừng ngại nói ra căng thẳng của mình với cấp trên, với đồng nghiệp và cả với học trò. Cái uy của nhà giáo, với cô Thu, không phải ở sự nghiêm nghị, nghiêm khắc.Thay vì quát mắng, phạt học sinh bằng những hình phạt nghiêm khắc, cứng nhắc, giáo viên cần biết chia sẻ cảm xúc, lo lắng của mình với các em. Nếu nói "cô muốn tìm một cách nào đó phù hợp (hoặc cô chịu rồi đấy), em có cách nào để giúp cô hiểu và làm gì đó tốt hơn cho em không?" thì có thể giáo viên sẽ nhận được tín hiệu "chia sẻ, mở lòng hoặc giúp đỡ" của học sinh."Tôi cũng có lần nói câu đó với một sinh viên. Em đã khóc và nói với tôi về hoàn cảnh của em. Những thông tin em nói làm tôi bất ngờ. Tôi không nghĩ trong hoàn cảnh khó khăn đó mà em vẫn cố gắng trụ được và học tập. Cách giáo viên và học sinh hiểu nhau, tương tác với nhau cũng không quá khó nếu mình tin vào cách làm đúng là lắng nghe để thấu hiểu", PGS Lệ Thu nhìn nhận.Khi được hỏi đồng hành cùng các nhà trường trong việc thực hiện "lớp học hạnh phúc", cô có nghĩ là có thể đạt được mục tiêu này trong bối cảnh giáo dục đang còn quá nhiều bất cập, PGS Lệ Thu nói: "Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh…Tuy nhiên, ở môi trường lớp học, mỗi giáo viên có thể tìm một "kế sách" linh hoạt để làm mềm hóa không khí, quan hệ thầy trò, để học trò đứng về phía mình, cùng mình tích cực giải quyết khủng hoảng, giải quyết áp lực".Cô Lệ Thu cho rằng những cái giáo viên đang thiếu, đang cần bổ sung không phải là kiến thức gì đó cao xa mà đơn giản là cách khám phá bản thân, thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường công việc, và có "sức đề kháng" (kỹ năng ứng phó) với những vấn đề tiêu cực tác động đến mình.Muốn học sinh hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thì chính mỗi giáo viên phải cảm thấy thực sự hạnh phúc với công việc mình đang làm.
Top 7 phương pháp trị sẹo lồi phổ biến hiệu quả với cả sẹo lâu năm
Cùng thất bại ở 2 lượt đấu trước đó nên đội Học viện hàng không Việt Nam và đội Trường ĐH Khoa học tự nhiên đã hết cơ hội cạnh tranh tấm vé vào vòng play - off. Tuy chơi trận thủ tục nhưng mục tiêu của 2 đội bóng này là cống hiến hết khả năng, để lại hình ảnh đẹp với người hâm mộ. Đội Học viện hàng không Việt Nam lần thứ 3 tham dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên vẫn giữ được bản sắc là lối chơi tấn công phóng khoáng. Dàn cầu thủ có chiều cao lý tưởng có nhiều pha tấn công đẹp mắt, ngẫu hứng nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả. Trong khi đó đội Trường ĐH Khoa học tự nhiên sở đội hình khá chất lượng, lối chơi có đường nét. Việc rơi vào bảng đấu có 2 đối thủ mạnh là đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM và đội Trường ĐH Kinh tế TP.HCM khiến đội Trường ĐH Khoa học tự nhiên trở nên lép vế. Gặp đối thủ "vừa miếng" như đội Học viện hàng không Việt Nam là cơ hội để các cầu thủ đội Trường ĐH Khoa học tự nhiên tìm kiếm chiến thắng đầu tay.